Câu hỏi thường gặp
Đăng lúc: 19-05-2015 10:27:35 PM - Đã xem: 11134
* Bể tự hoại được thiết kế để xử lý sơ bộ nước thải nhà vệ sinh (nước thải đén). Chức năng của bể tự hoại là lắng cặn và xử lý một phần chất ô nhiễm BOD có trong nước thải. Hiệu suất xử lý BOD của bể tự hoại trong trường hợp thiết kế phù hợp có thể đạt 65%. Nước thải sau khi qua bể tự hoại phải tiếp tục được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
* Hệ thống Johkasou được thiết kế để xử lý toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt từ tòa nhà, bao gồm: nước thải nhà vệ sinh, nước thải nhà tắm, nước thải nhà bếp, nước thải từ máy giặt và nước thải từ quá trình sinh hoạt khác. Hiệu suất xử lý BOD của hệ thống Johkasou có thể đạt trên 90% . Nước thải sau khi qua hệ thống johkasou đáp ứng tốt các tiêu chuẩn xả thải hiện hành của Việt Nam và có thể đưa ra hệ thống thoát nước mặt.
Các yếu tố ảnh hưởng tới trạm xử lý bao gồm:
- Lưu lượng nước thải thảy đổi bất thường.
- Thành phần các chất trong nước thải thay đổi bất thường.
- Trong nước thải có lẫn các tạp chất gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật: Kim loại nặng, dầu mỡ, tỷ lệ dinh dưỡng…
- Mất điện.
- Không có nước thải đưa vào trạm xử lý.
- Sự cố hỏng hóc đối với các thiết bị trong hệ thống xử lý.
- Nhiệt độ môi trường thay đổi.
Lưu ý: Đối với các hệ thống xử lý nước thải do VSUD cung cấp, các yêu tốt ảnh hưởng đến trạm xử lý và cách khắc phục đều được thể hiện chi tiết trong “Sổ tay hướng dẫn vận hành” và “Nhật ký vận hành”, vui lòng tham khảo tài liệu trước khi vận hành trạm xử lý.
Trong trường hợp bạn cảm thấy kho khăn khi khắc phục các yêu tố ảnh hưởng tới trạm xử lý, vui lòng liên lạc với đại diện của chúng tôi để được hỗ trợ.
Trong nước thải sinh hoạt, Nitơ tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%). Nguồn Nitơ chủ yêu là từ nước tiểu và một phần nhỏ từ thức ăn dư thừa. Mỗi người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước trung bình 1,2 lít nước tiểu, tương đương 12g Nitơ tổng số. Trong số đó Nitơ trong Urê (N-CO(NH2)2) là 0,7g, còn lại là các loại Nitơ khác.
Urê có trong nước thải sinh hoạt sẽ được chuyển hóa thành Amoni (NH4+) theo quy trình sau:
* Quá trình thủy phân.
CO(NH2)2 + 2H2O --> (NH4)2CO3.
* Quá trình phân hủy trong điều kiện yếm khí.
(NH4)2CO3 --> 2NH3 + CO2 + H2O
* Chuyển hóa Amoniac thành Amoni.
NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-
Khối lượng Nitơ amoni của một người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước trung bình: 7g/ng.ngày, tương đương với hàm lượng 35mg/lít.
* Chuyển hóa Amoni trong trạm xử lý nước thải.
Xử lý Amoni trong trạm xử lý nước thải có thể thực hiện bằng phương pháp hóa học hoặc sinh học. Tuy nhiên, đối với Amoni trong nước thải sinh hoạt, phương pháp sinh học được đánh giá là có nhiều lợi thế hơn. Chúng tôi sử dụng phương pháp sinh học để loại bỏ Amoni ra khỏi nước thải.
Quá trình chuyển hóa amoni trong trạm xử lý nước thải sinh hoạt được thực hiện tại bể sinh học hiếu khí (có thể là bể Aeroten, SBR, MBBR, MBR…) để tạo thành sản phẩm là NO2- và NO3- (quá trình chuyển hóa này được gọi là quá trình Nitrat hóa). Vi khuẩn tham gia quá trình Nitrat hoa bao gồm Nitrosomonas và Nitrobacter. Đây là một quá trình tự dưỡng (năng lượng cho sự phát triển của vi khuẩn được lấy từ các hợp chất oxy hóa của Nitơ, chủ yếu là Amoni).
Quá trình Nitrat hóa từ Nitơ amoni được chia thành hai bước:
Bước 1: NH4+ + 1,5O2 --> NO2- + 2H+ + H2O
Bước 2: NO2- + 0,5O2 --> NO3-
Cùng với quá trình thu năng lượng, một lượng nhỏ ion amoni được đồng hóa vận chuyển vào các mô tế bào để tạo thành sinh khối mới theo phương trình sau:
4CO2 + HCO3- + NH4+ + H2O --> C5H7O2N + 5O2
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Nitrat hóa.
Điều kiện hiếu khí (duy trì oxy hòa tan trong bể > 2,0mg/l)
Có các chủng vi khuẩn nitrate hóa.
Lưu lượng nước thải đưa vào trạm xử lý biến động không quá 20%.
Thành phần Amoni trong nước thải đưa vào trạm xử lý biến động không quá 10%.
Trong nước thải không chứa chất gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
Nhiệt độ môi trường không thấp.
* Nguyên nhân:
Như vậy, nguyên nhân khiến hiệu quả xử lý Amoni của trạm xử lý thấp, hàm lượng Amoni trong nước thải sau xử lý cao vượt quy chuẩn xả thải là hiệu quả của quá trình Nitrat hóa tại bể hiếu khí (có thể là bể MBBR, Aeroten, SBR…) thấp.
* Cách khăc phục:
Nhân viên vận hành trạm xử lý cần xem xét - đánh giá lại các yếu tố ảnh hướng đến bể hiếu khí và điều chỉnh về giá trị tối ưu để quá trình Nitrat hóa đạt hiệu quả..
NO2- và NO3- hình thành từ quá trình Nitrat hóa sẽ được khử thành N2 nhờ quá trình Denitrification bằng các chủng vi khuẩn khử Nitrit và Nitrat trong điều khiện môi trường thiếu oxi. Đây là vi khuẩn tự đưỡng, do đó trong quá trình chuyển hóa chúng cần sử dụng một lượng lớn Cacbon hữu cơ để tổng hợp sinh khối mới. Nitơ phân tử (N2) sau khi tách từ quá trình Denitrification sẽ thoát ra khỏi nước thải.
Quá trình Denitrification được thực hiện theo phương trình sau:
+ Khử Nitrat.
NO3- + 1,08CH3OH + H+ ----- 0,065 C5H7O2N + 0,47N2 + 0,76CO2 + 2,44H2O
+ Khử Nitrit:
NO2- + 0,67CH3OH + H+ ----- 0,04C5H7O2N + 0,48N2 + 0,47CO2 + 1,7H2O
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Khử nitơ (Denitrification)
Điều kiện thiếu khí (Thiếu oxy tự do)
Có chủng vi khuẩn thiếu khí khử Nitrat.
Có đủ nguồn cacbon hữu cơ.
Lưu lượng nước thải đưa vào trạm xử lý biến động không quá 20%.
Thành phần Amoni trong nước thải đưa vào trạm xử lý biến động không quá 10%.
Trong nước thải không chứa chất gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật.
Bể xử lý phải được xáo trộn đều để đảm bảo khả năng tiếp xúc giữa chất ô nhiễm với vi khuẩn.
Nhiệt độ môi trường không thấp.
* Nguyên nhân:
Như vậy, nguyên nhân khiến hiệu quả xử lý NO3- thấp, hàm lượng NO3- sau xử lý cao là do quá trình khử Nitrat (Denitrification) tại bể thiếu khí không đảm bảo.
* Cách khăc phục:
Nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải sinh hoạt cần xem xét lại các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khử Nitrat và điều chỉnh về giá trị tối ưu để quá trình khử Nitrat đạt hiệu quả cao.
* Nguyên nhân:
Coliform trong nước thải sau xử lý cao là do hiệu quả của bể khử trung thấp. Việc khử trùng cho nước thải có thể được thực hiện bằng những phương pháp: Khử trùng bằng dung dịch NaOCl (Javen), Khử trùng bằng viên clo nén TCCA hoặc Khử trùng bằng Ozon (O3)
* Khắc phục:
Đối với trạm xử lý sử dụng dung dịch NaOCl hoặc Viên Clo nén để khử trùng ta cần kiểm tra lượng clo cấp cho bể khử trùng và bổ xung khi clo đã hết hoặc điều chỉnh tăng lượng Clo cho bể khử trùng.
Đối với trạm xử lý sử dụng Ozon: Kiểm tra máy tạo ozon, kiểm tra hàm lượng ozon cấp cho bể khử trùng, vệ sinh bộ sục khí ozon vào nước thải.
Hệ thống johkasou được thiết kế để xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn,..... và nước thải công nghiệp có thành phần tương tự nước thải sinh hoạt. Các chất ô nhiễm được xử lý với hiệu quả cao bằng hệ thống Johkasou bao gồm: BOD, Amoni, T-N, T-P, H2S, SS, TSS, TDS, Coliform.
Hệ thống xử lý nước thải có thể hoạt động tốt với hàm lượng chất tảy rửa có trong nước thải sinh hoạt thông thường như: tắm, giặt, lau nhà... Tuy nhiên, khi chất tảy rửa đưa vào trạm xử lý lớn hơn mức bình thường, chúng sẽ gây ức chế cho hệ vi sinh vật trong trạm xử lý, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc của trạm xử lý. Trong trường hợp này ta cần tách riêng và xử lý sơ bộ nguồn thải có hàm lượng chất tảy rửa cao trước khi đưa vào trạm xử lý.
Để khắc phục hiện tượng này cần thường xuyên xả bùn ở đáy bể lắng, đảm bảo toàn bộ lượng bùn ở đáy bể lắng được đưa ra khỏi bể lắng.
Bọt xuất hiện trong trạm xử lý nước thải là do ảnh hưởng cửa chất tảy rửa có trong nước thải và trạm xử lý mới đi vào hoạt động, lượng vi sinh trong bể sinh học chưa đủ nhiều để ngăn cản quá trình tạo bọt. Sau khi trạm xử lý hoạt động ổn định, lượng bọt hình thành trong trạm xử lý có thể không còn hoặc giảm đáng kể so với thời điểm ban đầu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp lượng chất tảy rửa đưa vào trạm xử lý nhiều hơn mức bình thường, lượng vi sinh trong trạm xử lý không đủ để ngăn cản sự tạo bọt trong trạm xử lý, khi đó ta nên bổ xung thêm dung dịch phá bọt (anti float) cho nước thải trước khi đưa sang cụm bể sinh học để ngăn cản bọt hình thành trong trạm xử lý.
Nguyên nhân của mùi phát sinh từ trạm xử lý có thể là do vấn đề về máy thổi khí hoặc với những trạm xử lý mới lắp đặt, những trạm xử lý mới thau rửa cũng có thế phát sinh mùi.
Khi mùi phát sinh không phải những nguyên nhân trên, vui lòng liên lạc với đại diện của chúng tôi.
Lưu ý: Chất tảy rửa có thể ảnh hưởng tới không tốt hiệu quả của trạm xử lý, trong trường hợp bắt buộc đưa nước thải có hàm lượng chất tảy rửa cao hơn mức sinh hoạt bình thường vào trạm xử lý, ta cần tách riêng nguồn thải này và có biện pháp xử lý sơ bộ như trung hòa, keo tụ trước khi đưa vào trạm xử lý.
Tiếng ồn bất thường có thể xuất hiện do máy thổi khí hoặc vạn điện từ bị sự cố. Bạn hãy kiểm tra máy thổi hoặc van điện từ để kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố này.
Trong trường hợp bạn cảm thấy khó khăn cho công tác kiểm tra các thiết bị này, vui lòng liên lạc với đại diện của chúng tôi.
Lưu ý: Máy thổi khí hoặc van điện từ bị sự cố, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là nguyên nhân khiến mùi phát sinh từ hệ thống và nước sau xử lý không đảm bảo yêu cầu.
Đối với trạm xử lý nước thải được làm bằng vật liệu compsite gia cường sợi thủy tinh (FRP). Đây là vật liệu có độ bên cơ học cao; khả năng chịu nhiệt và cách nhiệt tốt; Tuổi thọ cao; Chống chịu được hóa chất; Tỷ trọng nhẹ. Tuy nhiên, do một số lý do như tác động cơ học từ bên ngoài khiến thân bồn có thể bị nứt và rò rỉ nước.
Khi vết nứt xuất hiện, nước thải có thể sẽ chảy từ trong bể ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường hoặc nước từ bên ngoài có thể chảy vào bể khiến hiệu quả xử lý của hệ thống bị giảm. Do đó, khắc phục rò rỉ là việc làm cấp thiết cần thực hiện ngay. Ngay khi phát hiện ra rò rỉ, xin vui lòng liên hệ với đại diện của chúng tôi để được khắc phục kịp thời.
Ví dụ công việc sửa chữa rò rỉ tại đáy bể FRP.
Vị trí rò rỉ |
Khắc phục rò rỉ |
Máy thổi khí dạng màng được thiết kế để hoạt động 24/24h nhằm cung cấp oxy cho bể hiếu khí, bơm airlift.
Các thiết bị trong máy thổi khí: Cuộn hút, nam châm điện, màng rung, khung màng rung, màng chặn khí, tấm lọc bụi.
Công việc và thời gian bảo trì:
3 tháng/lần | Vệ tấm lọc bụi |
12 tháng/lần | Thay thế màng rung |
Thay thế màng chặn khí | |
Thay thế tấm lọc bụi | |
2 năm/lần | Thay thế khung màng rung |
Thay thế nam châm điện | |
3 năm/lần | Thay thế cuộn hút |
Máy thổi khí cần được bảo trì định kỳ để tránh những hư hỏng lớn có thể xảy ra. Ví dụ: Tấm lọc bụi không được vệ sinh định kỳ sẽ khiến lưu lượng khí cấp tới trạm xử lý giảm, hiệu quả làm việc của trạm xử lý có thể không đạt yêu cầu, hoặc Màng rung máy thổi khí không được thay định kỳ sẽ khiến rách màng rùng, kéo theo đó khung màng rung và tấm chặn khí có thể bị phá hủy. Tuy nhiên tùy theo điều kiện sử dụng khác nhau mà chu kỳ bảo trì có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ: Đối với khu vực có mật độ bụi cao, chu kỳ vệ sinh và thay thế tấm lọc bụi có thể ngắn lại hay trường hợp sử dụng bơm khí luân phiên chú kỳ thay thế các thiết bị cũng có thể được kéo dài hơn.
Một số hình ảnh sửa chữa máy thổi khí:
![]() |
![]() |
![]() |
Cấu tạo bên trong máy thổi khí | Màng rung bị rác |
Nam châm điện. Bụi bám trên nam châm điện |
Sự cố xảy ra trên máy thổi khí có thể được phát hiện thông qua lưu lượng khí giảm, tiếng kêu bất thường hoặc mức độ rung bất thường. Ngay khi phát hiện ra hiện tượng bất thường đối với máy thổi khí, nhân viên vận hành trạm xử lý cần cho ngừng máy thổi khí đó và thông báo cho đại diện chúng tôi để được khắc phục kịp thời.
Các tin liên quan:
- VSUD Johkasou (17-05-2015 - Đã xem: 3997)
- Đánh giá công nghệ xử lý nước thải (16-05-2015 - Đã xem: 1873)
- Khuyết tật khi gia công bồn FRP (02-05-2015 - Đã xem: 2544)
- Bộ TN&MT và Bộ KH&CN: Tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (22-04-2015 - Đã xem: 1829)
- Ô nhiễm môi trường - sát thủ giấu mặt (22-04-2015 - Đã xem: 1805)
- Ngày Môi trường thế giới năm 2015 sẽ diễn ra tại Milan, Italia (22-04-2015 - Đã xem: 1755)
- Dự thảo Báo cáo môi trường quốc gia 2014: Môi trường nông thôn (22-04-2015 - Đã xem: 1995)
- FRP là gì? (21-04-2015 - Đã xem: 6562)
- Johaksou là gì (21-04-2015 - Đã xem: 5084)